Dao động hay giao động từ nào đúng ngữ pháp?

Dao động hay giao động từ nào đúng ngữ pháp?

Dao động hay giao động từ nào đúng chính tả? Nhiều người cho rằng ngữ pháp tiếng Việt rất khó đọc vì rất nhiều phụ âm rất dễ nhầm lẫn và có phát âm khá giống nhau. Vậy từ nào mới là đúng chính tả. Cùng Tackexinh.com tham khảo bài viết bên dưới nha!

Dao động hay giao động
Dao động hay giao động từ nào đúng-Ảnh:Internet

Dao động là gì?

Dao động có nghĩa là sự dịch chuyển đi dịch chuyển lại trong một khoảng nhất định nào đó. Mà đơn vị có thể là thời gian hoặc một đơn vị định lượng cụ thể nào đó.

Ví dụ:

  • Con lắc đồng hồ dao động qua lại trong một khoảng nhất định
  • Laptop dao động từ 100w đến 120w/h
  • Công suất của thợ mài dao là 50 đến 70/ ngày.

Dao động về mặt nghĩa bóng thường để chỉ tâm lý.

Ví dụ như:

  • Con trai dao động trước vẻ đẹp của con gái.

Giao động là gì?

Giao động là một từ không có nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Giao động chỉ có nghĩa khi tách rời ra rồi ghép với các từ khác như:

  • Giao dịch
  • Giao phối

Vậy dao động hay giao động từ nào đúng chính tả?

Đến đây chúng ta có thể kết luận từ “Dao động” là từ đúng chính tả. Đối với từ “Giao động” mặc dù phát âm gần tương tự nhưng lại không mang bất kỳ ý nghĩa gì và sai lỗi chính tả.

Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa dao động và giao động?

Chứ tiếng Việt thường là chữ ghi âm, đọc thế nào viết thế ấy. Thường thì mỗi chữ sẽ có một âm tiết khác nhau. Nhưng riêng trường hợp âm vị /z/ thì lại đồng thời ghi âm cả hai con chữ là “d” và “gi” nên rất dễ dẫn đến viết sai chính tả các cặp từ có phụ âm đầu là “d” và “gi”.

Ví dụ trong trường hợp này là “giao động” và “dao động”. Đây là cặp từ có phụ âm đầu là “d” và “gi” nên cách đọc của hai từ này sẽ giống hệt nhau. Nếu không hiểu rõ nghĩa của từ thì rất dễ viết sai chính tả thành “giao động”.

Sau đây là cách khắc phục lỗi sai chính tả dao động hay giao động

Chuyển động như nào gọi là giao động
Chuyển động như nào gọi là giao động-Ảnh:Internet

Để khắc phục được lỗi chính tả trong bài viết này, các bạn hãy tham khảo qua một số phương pháp sau:

  1. Đọc nhiều sách Sách vô cùng có lợi trong việc sửa lỗi chính tả. Trong đó, sách còn giúp chúng ta nâng cao tri thức về nhiều mặt trong cuộc sống đồng thời cải thiện vốn từ của chúng ta. Nếu chúng ta chịu khó đọc sách thì việc sai lỗi chính tả thường sẽ ít gặp phải hơn.Vậy nên, các bạn hãy đọc sách càng nhiều càng tốt. Bạn hãy tạo cho mình một thói quen đọc sách mỗi ngày nha!
  2. Sử dụng mẹo chính tả

Đã có một số tác giả đưa ra các mẹo luật để giúp người viết phân biệt khi nào thì viết “d” hay “gi”. Trong đó có mẹo luật như:

  • Âm đầu “gi” không bao giờ đi với những tiếng có âm đệm như oa, oă, uâ, uê, uy. Thay vào đó, chúng ta sử dụng “d”, chẳng hạn dọa nạt, vô duyên, hậu duệ,…
  • Những tiếng có thanh sắc và thanh hỏi thường có âm đầu là “gi”, chẳng hạn như giáo án, đơn giản, cơn gió,…
  • Những tiếng có thanh ngã và thanh nặng thường có âm đầu là “d”, chẳng hạn như dựa dẫm, định dạng,…
  • Những tiếng có thanh huyền và thanh ngang sẽ có âm đầu là “d” nếu vần có âm đầu không phải chữ “a” và sẽ có âm đầu là “gi” nếu vần có âm đầu là “a”.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết dao động hay giao động này các bạn có thể cải thiện được chính tả của mình. Cám ơn các bạn đã đọc hết bài này. Mong rằng các bạn có thể theo dõi các bài tiếp theo mình ra!

Tham khảo thêm mấy bài viết liên quan các bạn nhé!

Quang Khải | Tackexinh.com

Similar Posts